Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Tinh thần ngay 2/9/1945


         Trong lịch sử, bất cứ quốc gia nào, triều đại nào cũng đều hết sức coi trọng việc giáo dục truyền thống, củng cố và phát triển ý thức hệ của giai cấp nhân danh xã hội. Quá trình giáo dục ấy, đều có những hình thức phù hợp và mỗi sự kiện đều là những cơ hội tốt, những điểm nhấn quan trọng có ý nghĩa để giáo dục truyền thống. Trong đó, ngày khai sinh lập quốc- ngày quốc khánh, bao giờ và bất cứ ở đâu cũng đều được quan tâm đặc biệt. Đối với những người gắn bó thiết tha với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mang trong mình bản chất cách mạng tiên tiến nhất như giai cấp công nhân Việt Nam thì càng không thể không trân trọng ngày lễ quốc khánh, vì đó chính là thành quả của cuộc cách mạng do chính mình lãnh đạo. Đấy là ngày đổi đời của tất cả những người lao động bị áp bức bóc lột, ngày truyền thống để ôn lại, sống lại khí thế cách mạng hào hùng của cả dân tộc. Có thể nói, ở Việt Nam từ lâu, Tết độc lập (2/9) đã trở thành ngày hội của quần chúng, khí thế cách mạng tràn ngập thông qua nhiều hình thức tuyên truyền kỉ niệm. Cả hệ thống chính trị đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đưa ra các hình thức tuyên truyền kỉ niệm, trong đó những hoạt động của tổ chức Đoàn thể xã hội đã nói lên điều đó. Trải qua 68 năm dựng nước cho tới ngày nay, đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế. Ngày Quốc Khánh 2.9 không đơn thuần chỉ là ngày lễ trọng đại nhất trong năm mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc và tiếp nối truyền thống cha ông xây dựng đất nước giàu đẹp, xã hội văn minh. Để nâng cao tinh thần cách mạng cho mọi công dân về ngày Quốc Khánh thì mỗi một công dân cần phải tự mình rèn luyện ý chí , bản lĩnh con người Việt, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Dịp này cũng chính là dịp mỗi người con đất Việt chúng ta càng thêm tự hào về thành quả cách mạng mà ông cha ta đạt được.


Băng rôn, áp phích được treo ngập tràn ở các công viên lớn nhỏ ở Thủ đô Hà Nội

           Ngày 2/9/1945 trở thành mốc son trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho dân tộc Việt Nam. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngày 2-9-1945, trên lễ đài lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, bao gồm hàng trăm ngàn đồng bào Hà Nội và cả nước đổ về tụ hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời. Tuyên ngôn nhấn mạnh: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tất cả các quyền đó đều là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc trên thế giới. Tuyên ngôn khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xit mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập! Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh 2-9, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất lên giọng nói ấm áp của Người đọc Tuyên ngôn 2-9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 


       68 năm qua, ý Đảng, lòng dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, con tàu cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn để vượt trùng khơi. 68 năm ấy, tình đoàn kết muôn người như một đã giúp Việt Nam làm nên chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh và đang khẳng định vị thế Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Bài học đoàn kết ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay. Đặc biệt, khi toàn Đảng, toàn dân đang quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tổ quốc Việt Nam đã độc lập, tự do. Khát vọng hòa bình và tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Các món ăn từ chim trĩ

CÁC MÓN ĂN TỪ CHIM TRĨ


Do thịt chim trĩ có giá trị dinh dưỡng rất cao nên được các đầu bếp luôn yêu cầu cung cấp cho nhà vua thưởng thức trong các bữa tiệc. Trước đây, khi nhà vua đi săn bắn, thường bắn chim trĩ để đem về chế biến, trong đó có các món hầm thuốc bắc tẩm bổ, nướng, và rang muối... Hiện nay chim trĩ đang có nguy cơ tiệt chủng và nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn. Cho đến nay, những người được thưởng thức thịt chim trĩ là rất ít ở Việt Nam vì có muốn ăn bạn cũng không thể tìm được để thưởng thức;

Thành phần dinh dưỡng thịt chim trĩ cao hơn gà rất nhiều, thịt rắn và thơm ngon, đặc biệt khi được chế biến đúng cách. Trứng chim trĩ có giá trị dinh dưỡng rất cao và thơm ngon hơn trứng gà và trứng vịt rất nhiều lần. Hiện nay người ta có thể chế biến rất nhiều món từ một con chim trĩ, tạo ra một bữa tiệc thịnh soạn. Và thịt chim trĩ sẽ có mặt trong các nhà hàng cao cấp nhất với các khẩu vị lạ, thu hút khách hàng đến các điểm du lịch và ẩm thực cấp cao. Khi thưởng thức thịt chim trĩ chúng ta không lo ăn nhiều bị béo vì nó là giống chim có nhiều nạc, ngực nở, cánh nở và ít mỡ. Thịt gà chế biến quá đơn giản và khó làm ngon, trong khi đó thị chim trĩ hầm thuốc bắc như một sản phẩm tẩm bổ giá trị rất cao. Hiện nay không có chim để cung cấp cho các nhà hàng cao cấp và khách sạn, điều này càng cho thấy thị trường chim trĩ đầy tiềm năng về kinh tế và lợi ích.

                                                                   Chim trĩ hấp xã ớt

                                                                   Chim trĩ nấu cari

                                                            Chim trĩ sáo măng

                                                                      Thịt  chim trĩ tái thính

                                           

                                                              Lòng chim trĩ xào dứa

                                                                 Chim trĩ nướng

Hiệu quả nuôi chim trĩ

Hiệu quả nuôi chim trĩ

 Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi gà, vịt, lợn nhưng hiệu quả kinh tế thấp, Từ 16 con chim trĩ ban đầu, đến nay đàn chim trĩ đỏ của gia đình tôi, ở Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội đã lên tới hàng nghìn con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Image result for hieu quả nuoi chim tri

trang trại nuôi chim tri


Thấy được hiệu quả kinh tế, năm 2011 tôi đã mua 16 con chim trĩ giống về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi chim trĩ nên tôi gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc. Sau 7-8 tháng nuôi đàn chim trĩ của gia đình tôi đã bắt đầu sinh sản. Số lượng chim trĩ ngày một tăng lên, tôi đầu tư 10 triệu đồng để làm chuồng chim. Với 100m2 chuồng nuôi gia đình tôi dùng những thanh tre, nứa ghép lại thành và chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô chỉ khoảng 2,5 m2, cao 1,6m, có cửa ở từng ô để tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh chuồng trại, có máng ăn, bình đựng nước uống, nền chuồng luôn khô ráo sạch sẽ.
 Mỗi ô nên để 1 con trống, 3 con mái để đảm bảo cho việc sinh sản đạt chất lượng tốt. Chu kỳ sinh sản của chim trĩ kéo dài từ 8-9 tháng, một con chim trĩ mái mỗi tháng đẻ khoảng 20 quả trứng, một năm khoảng từ 160-180 quả trứng. Sau đó, trứng được đưa vào lò ấp. Sau khi nở chim non được đưa vào khu chuồng để úm dưới những bóng điện để đảm bảo nhiệt độ 35-370c. Thức ăn chủ yếu của chim non giai đoạn từ 1 đến 45 ngày tuổi sử dụng cám tổng hợp dạng viên để đảm bảo đủ dinh dưỡng, cho ăn liên tục trong ngày. Vừa nuôi, anh vừa rút kinh nghiệm: “Nuôi chim trĩ không khó, tương tự như nuôi gà, chỉ có giai đoạn đầu khi chim non cần phải chú ý giữ ấm và cho ăn đủ dinh dưỡng”. Thời kỳ trưởng thành thì cho ăn thóc, cám ngô, rau xanh và tăng khẩu phần ăn khi sinh sản, ăn từ 2- 3 bữa/ngày.Chim trĩ có sức đề kháng tốt, tuy nhiên đây là giống nhạy cảm với thời tiết, nhất là khi chim non thân nhiệt yếu cần phải úm điện hoặc sưởi ấm, đồng thời phải tiêm đủ vac-xin phòng bệnh cho chim nếu khắc phục được giai đoạn này thì rất dễ nuôi. Ngoài ra, để đảm bảo cho chim trĩ sinh trưởng và phát triển tốt phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại mỗi tuần 1 lần và xử lý chuồng nuôi bằng vôi bột. Nền chuồng phải luôn khô ráo, đảm bảo ấm áp về mùa đông
Image result for hieu quả nuoi chim tri
Năm 2012, số lượng chim trĩ của gia đình tôi tăng lên 300 con, tôi lựa chọn và giữ lại 80 con chim để sinh sản, còn lại tôi xuất bán hơn 200 con chim trĩ thương phẩm, bình quân mỗi con 1,5kg với giá bán 300.000 đồng/kg, bán khoảng 90 con chim giống với giá 80.000 đồng/con, trừ chi phí cho thu khoảng hơn 70 triệu đồng.
Được biết, thịt chim trĩ có hàm lượng prô-tê-in, vi-ta-min, can-xi, sắt cao. Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc nên thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Từ đầu năm 2013 đến nay gia đình tôi xuất bán khoảng 1500 con chim giống với giá 70.000 đồng/con, cho thu khoảng 100 triệu đồng và hiện tại trong chuồng có khoảng gần 700 con chim non chuẩn bị bán giống.Hiện nay, gia đình tôi đang xây một khu chuồng nuôi chim trĩ đỏ diện tích 300-500mnuôi khoảng 2000 con chim trĩ thương phẩm cung cấp cho thị trường.
Từ một hộ khó khăn đến nay gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhờ chăn thả chim trĩ. Đây là mô hình mới mà nông dân địa phương có thể tham khảo để phát triển kinh tế gia đình.

Để biết thêm chi tiết về đặc điểm, cách chăm sóc, hiệu quả kinh tế mọi người có thể liên hệ theo số điện thoại : 01636786579

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Giới thiệu về chim trĩ

Giới thiệu về chim trĩ đ
1. Nguồn gốc
Chúng sống ở khu vực miền bắc Việt Nam . Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) thuộc lớp chim (AVES), bộ gà (Galliformes), họ trĩ (Phasianidae). Trĩ đỏ có đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp; trĩ đực trưởng thành có đầu, họng và trước cổ xanh lục, các phần còn lại có màu nâu đỏ và nâu vàng với các chấm đen, phần dưới cơ thể, đặc biệt là phần ngực có màu tối hơn; trĩ cái trưởng thành lông có vằn, màu nâu điểm các chấm đen, mắt nâu đo, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân màu ngà. Đây là loài chim có tên trong sách đỏ, thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trĩ đỏ có đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp; trĩ đực trưởng thành có đầu, họng và trước cổ xanh lục, các phần còn lại có màu nâu đỏ và nâu vàng với các chấm đen. Phần dưới cơ thể, đặc biệt là phần ngực có màu tối hơn. Trĩ cái trưởng thành lông có vằn, màu nâu điểm các chấm đen, mắt nâu đỏ, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân màu ngà. Chim trĩ thường sống ở vùng đồi núi thấp, có độ cao lên tới 800m, nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm và rừng thông. Ở Việt Nam, trĩ phân bố tại Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái… Ở Lâm Đồng, loài chim trĩ này xuất hiện trong những cánh rừng ở BiDoup Núi Bà, trước đây còn thấy xuất hiện ở vùng đồi núi thấp huyện Đức Trọng – Lâm Đồng. Trên thế giới, người ta từng tìm thấy trĩ ở vùng Đông Nam Trung Quốc.
Chúng chủ yếu sống tại các khu vực miền bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh …), rừng quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang), khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa thiên Huế) và phía Đông Nam Trung Quốc.. Khi trưởng thành con đực có màu lông sáng, đầu và cổ con đực có màu xanh nhạt với 1 khoang trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực là 1 màu đỏ tía đậm, các vùng bên cạnh có màu sáng hơn, hai bên sườn có màu vàng nhạt (vàng tái) với các vết đen trên diện rộng, lông đuôi có màu vàng oliu (nâu vàng nhạt) với các sọc ngang rộng màu đen. Trong khi đó con cái có nhiều vết đốm rõ rệt, các lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc quanh chỏm đầu, với các đường viền có màu hạt dẻ, phần lông phía sau lưng và ngực có màu lốm đốm, phần giữa có màu nâu đen, vùng bụng có màu nâu nhạt. Các lông đuôi rất rõ rệt với các đường gợn sóng dày khít có màu vàng sẫm và đen. Chim trĩ non rất khó phân biệt trống mái, đến hơn 3 tháng mới phân biệt được dựa vào màu lông.
2. Một số ưu điểm của chim trĩ đỏ
- Lựa chọn mới cho bà con nông dân là nuôi chim trĩ lấy thịt thay vì nuôi gà (tiêu tốn nhiều thức ăn).
- Nuôi chim trĩ, sạch sẽ, thân thiện với môi trường. tốn ít thời gian chăm sóc.
- Nuôi chim trĩ, nghề tay trái cũng là lựa chọn tốt đối với công nhân viên (xả stress, tăng thu nhập, có món ngon cuối tuần).
- Nuôi chim trĩ, vốn đầu tư thấp: thức ăn = ½ gà thả vườn, 1/3 gà nhốt. chuồng trại có thể tận dụng chuồng cũ.
- Nuôi chim trĩ, giá trị thương phẩm cao – gấp 3 -4 lần gà cỏ, trong khi thời gian nuôi bằng nhau.
- Nuôi chim trĩ, ít bệnh tật,do chim trĩ còn gen động vật hoang dã nên khả năng kháng bệnh cao.
- Nuôi chim trĩ sẽ là món ăn đặc sản cho mọi nhà vì chất lượng thịt rất ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

  • - Nuôi chim trĩ làm cảnh, tạo nên sự “Thanh thoát – Linh lợi” cho tâm hồn.